Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Kỹ thuật trồng quýt đường , cam

I. KỸ THUẬT TRỒNG CAM, QUÝT CHO THU HOẠCH CAO
1. Cách để quýt sai quả.

Vào tháng chạp có thể tìm một con chuột to, rồi đem ngâm vào hố phân, khi con chuột trương lên thì đem trộn vào gốc cây (phải chôn chặt để tránh gây ô nhiễm môi trường). Bằng cách này có thể làm cho quýt ra rất nhiều quả mà chất lượng quả thì rất cao.


2. Cách xây dựng vườn trồng cam, quýt.
a. Chọn giống cây

Cam, quýt có thể trồng được cả ở đất bằng và đồi núi, nhưng trồng ở đồi núi tiện lợi hơn trồng ở đất bằng, đất đồi núi thoát nước tốt, bộ rễ của cây dễ phát triển, cây lớn khỏe, tuổi thọ dài, thoáng gió và tắm nắng tốt, quả có chất lượng tốt, ít sâu bệnh, bảo quản được lâu. Tuy nhiên, lập vườn trồng cam quýt trên đồi núi, địa hình địa mạo phức tạp, sự biến đổi của tầng đất và độ dốc nhanh, đất dễ bị rửa trôi, giữ đất và nước là yếu tố quan trọng, nên làm ruộng bậc thang hoặc phải đào hố vảy cá.
Lập vườn cam, quýt trên núi nên chọn nơi có độ cao khoảng dưới 800 m so với mực nước biển, độ dốc sườn khoảng dưới 300C, lớp đất mặt dày, xốp, pH 5,5-5,6, có nguồn nước dồi dào là tốt nhất. Nơi đồng bằng hoặc ruộng nước cũng có thể lập vườn cam, quýt, nhưng phải đào rãnh thoát nước, giảm bớt lượng nước ngầm, tránh tích nước làm thối rễ.
b. Cải tạo đất
Vườn cam, quýt mới lập trên vùng đất đồi núi thường có lớp đất canh tác mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, sau khi làm được ruộng bậc thang từ 1-2 năm phải tiến hành cày sâu, tăng cường bón phân hữu cơ, cải tạo thổ nhưỡng. Trước khi cày sâu, cứ 666,7 m2 bón 2500-3000 kg phân xanh và 25-30 kg phân lân, cày sâu 20-30 cm cho toàn bộ vườn cây.
Cải tạo đất cho mỗi gốc cây, có thể dùng phương pháp đào hào, tức là căn cứ vào khoảng cách giữa các hàng, ở trung tâm của mỗi hàng mở một hào sâu và rộng chừng 1m, trong hào bón phân xanh và phân hữu cơ, sau 3-4 tháng có thể tiến hành trồng cây, trước khi trồng 5-10 ngày bón thêm 10 kg phân hữu cơ đã ủ và 0,25 kg phân lân vào mỗi hố, nhớ trộn đều với lớp đất trên mặt.
c. Trồng cây con
Cam, quýt tương đối thích bóng râm, thích hợp với trồng dày và thấp, khoảng cách cây và hàng là 3 x 4m.
Cam, quýt có thể trồng được quanh năm, quan trọng là phải trồng sau khi chồi cây đã già và trước khi cây đâm chồi đợt kế tiếp, có hai vụ trồng chính là vào vụ xuân và vụ thu. Ở miền Bắc thường trồng vào tháng 2-3 và tháng 10-11. Tốt nhất là khi nhổ cây con từ vườn ươm đem trồng trong vườn nên có bầu đất, nếu không có đất thì phải lấy bùn nhão bọc rễ. Khi trồng, đặt cây con vào giữa hố đã được đào sẵn, bộ rễ được rải thoải mái, đắp đất xong thì hơi nhẹ tay kéo cây con lên một chút. Trồng xong phải tưới nước, cắm cành chống đổ, phủ rơm cỏ quanh gốc để giữ độ ẩm cho đất, ngắt bớt một phần lá và cành yếu, để tăng tỉ lệ sống cho cây.
3. Kỹ thuật trồng cam quýt thấp cây, mật độ dày và sản lượng cao
a. Chăm sóc và quản lý cây cam, quýt thời kỳ đầu
- Quản lý: Việc quản lý trước khi cây ra quả chủ yếu tập trung vào chăm sóc bộ rễ của cây phát triển tốt và tán lá mở rộng, đậu quả sớm.
- Chăm sóc: Nhổ cỏ, xáo đất, che phủ mặt đất quanh gốc dưới bóng cây, thúc đẩy rễ cây tăng trưởng và phát triển. Trong năm thứ nhất, chủ yếu dựa vào phân nước, bón ít nhưng bón thường xuyên; vào khoảng trước và sau khi cây ra lộc xuân, lộc hè và lộc thu thì bón thúc 2 lần, để thúc đẩy cây to ngang và mọc ngọn mới, phát triển tán cây. Mỗi lần bón 0,05- 0,1kg Urê và phân hỗ hợp hoặc 10 kg phân loãng cho mỗi gốc. Từ năm thứ hai trở đi, dần dần tăng lượng phân bón lên. Trong thời kỳ cam, quýt sinh trưởng, nếu có cỏ dại mọc quanh gốc cây phải kịp thời nhổ bỏ, đất phải luôn tơi xốp và được che phủ bề mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây phát triển.
- Kịp thời loại bỏ mầm và tỉa cành: Cam, quýt sau khi trồng, ở gốc và cành thường mọc ra những cành tăm không có quy luật, ảnh hưởng đến thế cây, do đó cần kịp thời loại bỏ. Việc cắt tỉa chỉnh hình cho cây non chủ yếu tiến hành khi cây phát lộc chồi, mỗi năm cây cam, quýt có thể phát lộc cành từ 3-4 lần, để mở rộng tán cây. Với những chồi xuân, chồi hè hoặc chồi thu mà ra lẻ tẻ thì phải lập tức cắt bỏ, đợi đến khi 80% chồi non đều ra đồng loạt thì mới tiến hành cắt tỉa và để lại những ngọn mọc ngay ngắn. Cây ra chồi đồng loạt có lợi cho việc dùng thuốc để bảo vệ ngọn. Đối với những cành giao nhau, những cành quá dài thì phải cắt bỏ, để nuôi dưỡng thế cây.
Cây quýt đường giống và trái quýt chín 
b. Chăm sóc và quản lý khi cây cam, quýt ra quả
- Đào rộng hỗ cây để cải tạo đất: Đào rộng hố trồng để cải tạo đất có thể tiến hành vào mùa đông, kết hợp với việc dọn vườn và chôn sâu cỏ dại, lá khô, cành khô, hoặc tiến hành vào mùa hè thì kết họp với bón phân xanh cho cây.
- Bón phân và tưới nước hợp lý: Bón phân phải căn cứ vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây mà tiến hành, quan trọng phải nắm được 4 thời điểm:
+ Bón thúc đâm chồi ra hoa: Bón trước khi ra hoa khoảng 1 tháng (tháng 2 đến tháng 3). Mỗi gốc bón 100 kg Urê pha với nước phân mục hoặc 25 kg nước bánh dầu pha loãng. Thời kì ra chồi xuân bón phần cho lá 1-2 lần, liều lượng là Urê 0,3% và hỗn hợp dung dịch Borax 0,2%.
+ Bón thúc đậu quả: bón sau khi hoa tàn, mỗi gốc bón 100g Urê và 200g KCl. Thời kỳ quả non phun 0,2% Urê hoặc 0,3% MPK cho lá 1- 2 lần.
+ Bón thúc đâm chồi nuôi quả: lần bón này là cơ sở cho việc quyết định sản lượng cao và ổn định, bón đậm phân để thúc ra chồi thu, tạo cơ sở cho năm sau cây tiếp tục ra hoa ổn định, đồng thời thúc cho quả to, nâng cao năng suất và chất lượng quả của năm nay. Cuối tháng 6 đầu tháng 7, bón phân kết hợp với xới lật đất, mỗi gốc bón 100g Ure + 250 g KCl + 20kg phân lợn + 500g lân.
+ Bón trước trổ hoa 6 tuần: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali.
+ Bón lúc quả lớn bằng ngón tay cái: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali.
Tùy theo đặc điểm đất đai ở từng vùng, có thể tăng giảm lượng phân bón cho thích hợp. Cần chia phân ra bón nhiều lần, để chống rữa trôi mất phân. Khi bón, nhớ đào hố hoặc cuốc rãnh nông luân phiên chung quanh tán cây. Hàng năm, nên bón bổ sung phân vi lượng cho cam, quýt như Zn, Mg, Mn trong trường hợp bón ít phân chuồng. Để giảm hiện tượng rụng hoa quả, cần dành 2/3 lượng phân bón trước khi cây ra hoa. Thực hiện việc bón đón hoa, kết hợp với phun bón lá, góp phần tích cực hạn chế rụng hoa quả sau này.
+ Bón trước khi hái quả: Tiến hành bón trước khi thu hoạch 20-25 ngày, mỗi gốc bón 150-200g phân tổng hợp hoặc 100-150g KC1, 150-250g lân, 500g phân bánh dầu.
Cách bón phân: Bón bên ngoài tán cây. Phương pháp gồm bón theo rãnh tròn, bón theo rãnh xòe, bón theo rãnh thẳng, bón vãi khắp vườn. Bón theo rãnh tròn thì đào rãnh theo đường tròn viền tán cây trên mặt đất, rãnh rộng từ 30-50 cm, sâu 20-30 cm, cho phân và đất bón vào trong rãnh, rồi lấp đất bằng lên.
Bón theo rãnh xòe tức là dưới tán cây cách thân cây 1 mét, đào 6-8 rãnh xung quanh cây, chĩa ra phía ngoài theo hướng rễ cây mọc, rộng 30-50 cm, sâu 20-40 cm, rãnh đào theo kiểu trong sâu ngoài nông, trong hẹp ngoài rộng. Bón rãnh thẳng, giữa các hàng cây hoặc giữa các gốc cây đào đường rãnh, rãnh rộng và sâu khoảng 30cm, thích hợp cho cây đã trưởng thành. Phương pháp bón phân khắp vườn thường áp dụng trong những vườn cây ăn quả mà rễ cây đã lan tỏa rộng, đầu tiên rải đều phân bón ra khắp vườn, sau đó lật vào trong đất khoảng 20-30cm. Các phương pháp này có thể thay nhau tiến hành trong 1 năm. Cam, quýt là loại cây cần nước ở mức trung bình, gặp phải mùa khô hạn phải kịp thời tưới nước, đặc biệt là thời kỳ ra quả. Nhưng trước khi thu hoạch từ 15-20 ngày phải khống chế lượng nước, nâng cao chất lượng quả.
+ Bón sau thu hoạch: Bón phục sức cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa: Vôi + toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 phân đạm +1/3 phân kali.
+ Giữ hoa, giữ quả: Giữ hoa, giữ quả là một biện pháp kỹ thuật quan trọng để quýt có được sản lượng cao và ổn định. Khi hoa nở trắng, phun một lần thuốc kích thích ra hoa và phân cho lá, liều lượng như sau: thuốc “920” 0,002% + MPK 0,2% + Borax 0,2% + zinc vitriol 0,2% + thuốc phân chia tế bào pha loãng 800 lần. Khi hoa rụng được 2/3, phun lần hai cho cây cam đường với lượng 2,4 D 0,0005% + Urê 0,3% + MPK 0,3%, sau đó 5-7 ngày dùng Urê 0,3% + MPK 0,3% phun lần ba, hiệu quả giữ quả rất rõ rệt. Đồng thời phải loại bỏ một phần ngọn chồi xuân và toàn bộ ngọn chồi hè, giảm bớt sự tiêu hao dinh dưỡng, có lợi cho việc giữ quả.
- Tăng cường phòng trừ sâu bệnh: Những loại sâu bệnh có hại chủ yếu của cam, quýt là: bướm cắn lá, ấu trùng ruồi trong hoa, nhện đỏ, nhện rỉ sét, rệp, bệnh lở loét, bệnh thán thư, bệnh rồng vàng...
Bướm cắn lá chủ yếu gây hại cho lá non, khi ngọn vừa mới ra phải phun thuốc, thuốc thường dùng: Clocythrin 25%, Fenvalerate 20%, Fenpropathrin 20%, pha loãng ra 6000 đến 10000 lần. Nhện đỏ có hại cho lá, nhện rỉ sét chủ yếu hại cho quả và mặt lá, dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp là chính, sau khi thu hoạch phải làm vệ sinh vườn mùa đông, trong thời kỳ sâu bệnh phát sinh, có thể trị bằng thuốc Propargite, Amiưaz, Nissorum... thì hiệu quả tương đối tốt. Rệp thì có thể dùng Buprofezin, Chlorpyriíbs, Isocarbophos để phòng trừ. Bệnh lở loét có thể dùng dung dịch Bordeaux mixture, Carbendazim, Methyl để chữa trị. Bệnh rồng vàng là loại bệnh mang tính hủy diệt, chủ yếu truyền qua đường ghép cành, cây non và rận trong cam quýt gây nên. Biện pháp phòng trừ là tiến hành kiểm dịch một cách nghiêm ngặt, tăng cường kiểm tra và giám sát thân cây, tăng khả năng kháng bệnh, phát hiện cây bị bệnh phải lập tức đào bỏ và tiêu hủy, tránh mầm bệnh lây lan.

II. MỘT SỐ KỸ THUẬT TRỒNG CAM HIỆU QUẢ CAO.

1. Cách để cam ra hoa trái vụ không sử dụng thuốc kích thích và thuốc trừ sâu
Hầu hết các nhà làm vườn đều biết kỹ thuật cho cam, quýt, buởi ra hoa trái vụ nhưng đa số là sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật... Tuy nhiên, nếu ta quá lạm dụng các loại thuốc này thì chẳng khác nào con dao hai lưỡi do giá thành cao, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ của người sử dụng, làm giảm tuổi thọ của cây... Để khắc phục những yếu kém trên có thể áp dụng những bước chủ yếu sau để tiến hành cho cam ra hoa trái vụ nhưng không sử dụng thuốc kích thích và thuốc trừ sâu mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.
a. Sau thu hoạch
- Bón phân khoảng 200g urê + 10g DAP + 10 kg phân chuồng +lkg vôi cho mỗi gốc cây khoảng 5 tuổi, lượng phân này cũng chống lại hiện tượng cây ra trái cách niên (tức năm có năm không)
Phun phân bón là Biotex hoặc HVP (liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì).
b. Xử lý ra hoa
- Hái bỏ trái vào khoảng tháng 4 - 5 âm lịch.
- Lợi dụng hạn vào tháng 6-7 âm lịch bơm nước trong ao ra và ngừng tưới nước, cho cây có thời gian “ngủ”, “nghỉ”. Đến khi có mưa đánh thức cây dậy bằng cách cho nước vào ao trở lại và tưới thêm vào những ngày nắng.
- Bón phân lần 1: 200g DAP + 50g KCL. Nửa tháng sau cây ra hoa khoảng 50%.
- Tháng 8 âm lịch, bón phân lần 2 bằng 1/2 lần 1 cho cam ra hoa đợt hai.
Tháng 9 bón phân lần 3 với liều lượng bằng bón phân lần 2 cho cam ra hoa đợt ba.
c. Nuôi trái
- Bón phân: 200g NPK 20 - 10 - 15 cho một cây.
- Phun phân bón lá: Biotex hoặc ba lá xanh.
- Một tháng sau bón phân bằng 1/2 đợt bón nuôi trái lần đầu và phun phân bón lá lần hai.
- Chống hiện tượng rụng trái: bón thêm 100g NPK 20 - 10 - 15 cho mỗi cây. Đợt này không nên phun phân bón lá vì trái cam không còn lớn và để tạo điều kiện cho nấm phát triển, trái sẽ bị đen.
d. Phòng trừ sâu bệnh
- Nếu có điều kiện dùng túi chuyên dụng 16 x 20 cm bao trái lại vào ngày thứ 45 sau đậu trái nhằm bảo vệ trái không bị da lu, da cám, do nhện, ngài, mồi, bọ xít, nấm... đeo bám.
Nuôi kiến vàng: kiến vàng là loài có lợi cho các loại cây có múi vì nó tấn công các loại sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, sâu cuốn lá, sâu đục bông, bọ xít, rầy chổng cánh và xua đuổi các loài bướm tới đẻ trứng, kiến vàng còn ăn ấu trùng của sâu, nhện... Vì vậy nếu có điều kiện nên hốt ổ kiến vàng thả nuôi hoặc chăng dây dụ chúng từ các cây khác bò sang vườn cây của mình.
- Tưới nước: tưới bằng mô tơ điện hoặc bơm nước bằng máy dầu ở những nơi không có điện. Phun trực tiếp vào gốc, lá, cây và trái (nếu không bao trái); phun gần sẽ tạo áp lực mạnh làm cho ấu trùng, sâu, nhện đỏ, nhện vàng, nhện trắng ... hạn chế rất nhiều do không có khả năng đeo bám.
2. Kinh nghiệm trồng cam đường
4
Cây cam Canh (còn gọi là cam đường) có giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi phải áp dụng tốt các biện pháp thâm canh. Để trồng cam đạt hiệu quả cao, khắc phục một số hiện tượng: ít quả, nứt hoặc khô quả, ra quả cách năm, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh sau:
a. Chọn cây giống
Cần biết rõ nguồn gốc giống. Cây có gốc ghép là gốc bưởi sẽ có sức sống khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt. Để chủ động nguồn giống tốt, bà con nên tự ghép cây trồng cho vườn nhà.
b. Vườn ươm cây làm gốc ghép
Hạt giống gieo làm gốc ghép là hạt được lấy từ quả trên cây bưởi mọc tự nhiên hoang dại, chọn các hạt có kích cỡ to đều gieo trên luống cao. Trước khi gieo, làm nhỏ đất, lót phân chuồng hoai, tro bếp. Tốt nhất là nên bổ quả lấy hạt gieo ngay, không nên phơi nắng, thời gian gieo từ 15/11-10/12
c. Trồng ra ngôi cây làm gốc ghép
Sau gieo khoảng 60 ngày, tiến hành ra ngôi. Nếu cây để ghép giống với mục đích thương mại thì đưa cây trồng vào bầu. Nếu ghép cây trồng cho vườn nhà, không cần đưa vào bầu mà trồng trực tiếp lên luống, sau này trồng ra ruộng sản xuất, cây sẽ nhanh hồi phục. Bón lót: lkg tro bếp + 0,3kg NPK Lâm Thao cho 1m2 cây gốc ghép, phủ đất kín phân, tưới giữ ẩm, chăm sóc, phòng trừ đảm bảo cho gốc ghép sạch bệnh. Đến cuối tháng 7 đầu tháng 8, khi cây cao từ 25cm trở lên, tiến hành ghép giống.
d. Ghép cây
Yêu cầu mắt giống lấy từ cây cam Canh khỏe, không sâu bệnh, chọn cành mọc vượt thẳng trên mặt tán, cắt sâu lấy mắt có một phần gỗ mỏng (ghép mắt nhỏ có gỗ), lấy các mắt từ thứ 5 trở lên kể từ đầu cành. Vị trí ghép trên cây gốc ghép cách mặt đất (gốc) khoảng 15cm, bóc mở phần vỏ trên gốc ghép vừa đúng bằng mắt cam đã lấy để ghép, áp sát mắt ghép vào gốc ghép, dùng nylon chuyên dụng quấn để nước, vi khuẩn, nấm bệnh không xâm nhập vào vết ghép. Sau ghép 20 ngày, có thể tháo nylon và cắt ngọn ghép; 10 ngày sau, cây ghép đã bật mầm, phải vặt bỏ các mầm bưởi mọc ngoài mầm ghép để dinh dưỡng tập trung nuôi mầm ghép, đảm bảo cây giống thuần cam. Cần theo dõi, phòng trừ các loại sâu bệnh, nhất là sâu vẽ bùa, nhện đỏ. Từ cuối tháng 12, đầu tháng 1, khi cây giống đã được 2 đợt lộc (có nhánh cấp 2), có thể đưa ra ruộng trồng.
e. Trồng cây
Chọn ruộng chân cao, thoát nước nhanh, mực nước ngầm thấp (trên lm), đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, cày nhỏ, phơi ải, san phẳng. Đặt bầu cây thẳng hàng, so le nanh sấu trên mặt ruộng. Khoảng cách: 2 x 3m, đảm bảo mật độ 60 cây/sào Bắc Bộ (360m2).
Bón lót bằng cách rải đều lên mặt luống vùng rễ cây, liều lượng cho 1 cây: tro bếp lkg, NPK Lâm Thao 0,5kg, bột đậu tương 0,5kg, hoặc 0,7kg bột ngô đó, lấp đất kín phân, tưới nước đủ ẩm, chú ý không lót NPK trực tiếp vào rễ cây. Các năm sau, cứ cây tăng 1 tuổi, lượng phân bón cho mỗi gốc tăng 0,3kg NPK; 0,2kg bột đậu tương hoặc 0,3kg bột ngô đó; 0,2kg tro bếp, mỗi năm bón thúc 2 lần, vào tháng 2 và tháng 9-10.
f. Chăm sóc
Sau trồng 2 năm, cây bắt đầu ra hoa. Để lấy quả, ngay từ cuối tháng 1, đầu tháng 2, quan sát thấy lộc cây chuyển màu bánh tẻ tiến hành đảo cây (đảo, thay rễ), mục đích cắt bớt một số rễ tơ làm cây trẻ lại, đồng thời hãm cây phát lộc, kích thích cây ra hoa, đậu quả đạt tỷ lệ cao. Dùng dụng cụ chuyên dụng đào vát vào trong quanh gốc cây thành bầu có đường kính và độ sâu 30-40cm, nhấc cả bầu cây lên khỏi mặt luống, phơi đến trắng thì hạ bầu trở lại hốc, lấp kín đất và bón thúc. Việc đảo cây tiến hành hàng năm sau mỗi lần thu hoạch quả. Sau đảo rễ 2 tháng, cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, chớm nụ, giai đoạn này chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh như vẽ bùa, nhện đỏ, rệp các loại.
Khi cánh hoa bắt đầu rụng, quả non lộ ra, tiến hành khoanh vỏ hãm cây để giữ quả. Dùng dao sắc tiện khoanh tròn lớp vỏ của các cành cấp I sao cho, vừa đứt vỏ sát thân gỗ vừa mở ra lớp vỏ rộng lmm, vị trí vết khoanh cách gốc cành 15 - 20cm, 10 ngày sau dùng băng nylon đen băng kín vết khoanh, tránh nấm bệnh xâm nhập. Quá trình khoanh vỏ thường làm 3 lần (vết khoanh nọ cách vết khoanh kia 15cm); lần 2 tiến hành khi quả bắt đầu rụng sinh lý (thường gọi là quá trình phân quả của cây); lần 3 khi cây chuẩn bị phát lộc. Đây là lần khoanh vỏ rất quan trọng, nếu khoanh muộn cây phát lộc sẽ đẩy bộ quả ra khỏi cây, dẫn đến rụng quả hàng loạt. Duy trì độ ẩm vừa phải sao cho đất mặt vườn chỉ hơi thâm, người đi vào rãnh không để lại nốt chân.
Phun định kỳ 45 ngày/lần phối hợp các loại thuốc: Selecron 500EC (trừ sâu vẽ bùa), Marshal 200SC (trừ rệp), Danitol (trừ nhện). Một vườn cam sai, quả nhỏ đều (9-11 quả/kg) thì năng suất, chất lượng thường cao. Vườn cam ít quả, quả to thì ăn thường khô. Đặc biệt, cam Canh có rất nhiều rệp ở rễ cây trong đất nếu không phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc BVTV nội hấp (Suprathion hoặc Supracid) sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
Để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ, cần bón đủ phân, nhất là những năm lấy quả nhiều cần tăng lượng phân bón. Còn hiện tượng cam nứt quả thường xảy ra vào 15/11 đến 15/12, nguyên nhân có thể do độ ẩm đất quá cao hoặc cây thiếu vi lượng đồng (Cu). Khắc phục bằng cách tiêu rút nước kịp thời, bổ sung Cu qua phun dung dịch Boóc-đô...
3. Kỹ thuật hạn chế cam, quýt bị chết do úng nước
Để hạn chế tác hại của ngập úng với cây cam quýt, ta có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:
a. Đào mương lên liếp
Ngoài tác dụng nâng cao độ dầy của tầng canh tác, hạ thấp tầng phèn, có mương để chứa nước tưới cho vườn cây trong mùa khô... còn có tác dụng hạ thấp mực thủy cấp trong đất, tránh bị ngập úng trong mùa mưa. Chiều sâu của mương nên để khoảng 1-1,2m, còn chiều rộng của mương thì tùy theo độ cao của đất so với mực thủy cấp cao nhất trong năm, nếu đất cao thì chiều rộng của mương hẹp và ngược lại (miễn sao có đủ lượng đất đắp lên liếp để từ mặt liếp đến mực thủy cấp cao nhất trong năm vào khoảng 0,3m trở lên là được). Đắp mặt liếp có hình mai rùa để có thể thoát nước nhanh trong mùa mưa (có thể xẽ rãnh thoát nước như các bạn đã làm)
b. Đắp mô để trồng
Để tăng cường thêm độ cao từ bộ rễ tới mực thủy cấp cao nhất trong năm, sau khi đã phân khoảng cách trồng, các bạn nên đắp mô cao rồi mới trồng cây lên những mô đó. Sau khi trồng khoảng 6 tháng thì dùng đất tốt đắp phụ thêm vào xung quanh chân mô để rễ mọc dài thêm và cứ khoảng 6-7 tháng sau lại bồi thêm chân mô một lần. Từ năm thứ 3 trở đi thì bồi thêm mặt liếp mỗi năm cao khoảng 2-3 cm bằng bùn mương, đất phù sa hoặc đất mặt ruộng đã được phơi khô.
c. Đôn gốc hoặc chặt bớt rễ cọc
Cam quýt trồng bằng hạt hay gốc tháp có rễ cọc mọc sâu dễ bị ảnh hưởng bởi nước ngầm, nên đôn gốc hoặc chặt bớt rễ cọc.
Sau khi trồng 1 năm, vào đầu mùa mưa bứng gốc lên, đắp thêm đất tốt để nâng cao mặt mô rồi trồng cây trở lại lên trên đó. Cũng có người không bứng gốc mà moi đất để chặt bớt rễ cọc nằm ngang gần sát mặt đất rồi bồi thêm đất vào (để rễ ăn cạn trên mặt đất) sau đó tưới nước và chăm sóc chu đáo.
d. Trồng cây nằm nghiêng
Khi trồng đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 30 độ so với mặt đất hơn, sau này rễ sẽ ăn cạn trên mặt đất. Do tính hướng quang của cây, theo thời gian cây sẽ dần dần mọc thẳng trở lại, hoặc những tược mọc ra sau này sẽ mọc thành cây thẳng đứng.
e. Trồng bằng nhánh chiết
Do không có rễ cọc, nên cây được trồng từ nhánh chiết sẽ có bộ rễ ăn cạn hơn cây được trồng bằng hạt hay gốc tháp, do đó bộ rễ ít bị ảnh hưởng bởi nước ngầm hon.
4. Cách giúp cam, quýt ra hoa và đậu quả tốt
Để cam, quýt ra hoa, đậu quả tốt cần phải thực hiện những yêu cầu sau: Giai đoạn trước khi ra hoa cây cần lân nhiều, nên cần bón phân lân dễ tiêu như: DAP, AT2 thì cây mới hấp thụ dinh dưỡng và tạo mầm hoa tốt...
a. Tạo thời gian khô hạn đủ dài
Việc ngưng tưới và xiết nước, hay "cắt nước" cho cây thời gian phải đủ dài để cây cảm ứng ra hoa. Thường là khoảng 4-8 tuần tùy tuổi cây và tuỳ chất đất. Cây nhỏ tuổi thì thời gian khô hạn ngắn, cây lớn tuổi thời gian sẽ dài hơn. Nếu xiết nước mà cây héo nhanh quá, mới 1-2 tuần đã héo rồi thì cần tưới nước nhẹ vừa đủ giúp cây cầm cự thêm (khoảng 4 tuần). Có vậy cây mới có thời gian tạo mầm hoa và cảm ứng ra hoa tốt. Nếu đất nơi nào lâu khô quá thì phải làm cho đất mau khô như bỏ bớt rơm rạ che gốc, xới xáo nhẹ hay cắt tỉa bớt cây che bóng...
b. Cung cấp đủ và đúng dinh dưỡng cho cây ra hoa
Giai đoạn trước khi ra hoa cây cần lân nhiều, nên cần bón phân lân dễ tiêu như: DAP, AT2 thì cây mới hấp thụ dinh dưỡng và tạo mầm hoa tốt. Bón kali vừa phải và một ít phân đạm, nếu bón đạm quá nhiều hay phun phân bón lá không thích hợp cây có thể chỉ phát triển đọt non mà ít ra hoa hoặc hoa rất khó đậu. Ngoài nguyên tố đa lượng, cây rất cần một số nguyên tố vi lượng, nhất là Bo và mangan nên bổ sung cho cây bằng cách phim các loại phân bón lá chuyên dùng. Nên bón phân đón ra hoa trước khi xiết nước, không nên bón khi đã tưới nước trở lại sẽ dễ làm cho cây bị vống đọt non.
Chỉ xử lý ra hoa khi cành mẹ đã được 3,5 tháng tuổi trở lên. Cành mẹ là những cành không cho trái ở vụ trước. Sau khi tưới nước lại, từ các cành này sẽ nhú ra những đọt non và trên đọt non đó mang theo hoa. Nếu xử lý khi cành mẹ quá non thì thường cây chỉ cho thêm một đợt đọt non yếu ớt và ít hoa.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Bón phân đón ra hoa và phun thuốc tạo mầm hoa
- Khi bộ lá đã chuyển sang xanh đậm (từ 3,5 tháng trở lên), bón khoảng 300g DAP + 50g KC1 (hoặc AT2)/cây 4 tuổi.
- Đồng thời pha 15g Food-MX2 (5-50-5+ 0,5B) hoặc HVP 10- 50-10, F.Bo/8 lít, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày sẽ giúp cho cây tạo mầm hoa tốt.
Cây quýt đường trồng chậu có trái
Bước 2: Bắt cây cảm ứng ra hoa
- Sau khi bón phân đón ra hoa khoảng 2 tuần bắt đầu xiết nước khoảng 4-8 tuần tuỳ vào mỗi vùng cho đến khi cây vừa "xào lá" (còn gọi là cuốn lá kèn), nghĩa là lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn thì tưới nước đẫm khoảng 3 ngày liên tục, mỗi ngày 1 lần, sau đó tưới rải ra. Có thể tưới nhấp nhẹ trước 1 ngày cho cây quen dần lại rồi mới tưới đẫm.
- Nếu cây xào lá quá nhanh, tưới nhấp nhẹ để chống chịu thêm làm cho cây có đủ thời gian nghỉ, cây cảm ứng ra hoa đạt thì sẽ ra hoa tốt.
Bước 3: Phun thuốc thúc ra hoa đồng loạt
- Sau tưới nước 2-3 ngày, lá tươi lại, pha 35ml ra hoa C.A.T + 15g Food-MX2/8 lít, phun sương đều mặt lá 2 lần, cách nhau 5 ngày để thúc ra hoa đồng loạt.
- Khoảng 10 ngày sau lần tưới đầu cây sẽ ra đọt non và nhú hoa, lúc này khoảng 2-3 ngày tưới 1 lần.


Cung cấp cây giống quýt đường  17.000đ/cây giao hàng cả nước
Thế Giới Cây Giống. since 1993
-- 20 năm tuyển chọ giống cây trồng --

Địa chỉ : Ấp 14 , xã Long Trung , huyện Cai Lậy , tỉnh Tiền Giang
0906194819 Hòa ( phụ trách toàn quốc )
Chi nhánh Miền Đông : Ấp 3 , xã Trừ Văn Thố , huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương
0988868620 Nhẫn ( phụ trách Đông Nam Bộ )
http://caygiongbuoi.blogspot.com/
http://www.thegioicaygiong.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét